Mục lục
Nhật Bản là nước có tỷ lệ người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đặc biệt là tàu điện cao nhất thế giới. Vậy tàu điện ngầm ở Nhật Bản có gì đặc biệt?
- Nhà ở Nhật Bản – Đôi điều về thuê nhà ở Nhật Bản mà bạn nên biết
- TOP những món ăn truyền thống Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới
- Sự thật về những món ăn hàng ngày trong bữa ăn của người Nhật
Như các bạn cũng đã biết trong cuộc sống ở Nhật Bản không thể không kể đến tàu điện, phương tiện thông dụng nhất của người dân Nhật Bản. Tàu điện phổ biến nhất trong các loại phương tiện giao thông ở Nhật Bản bởi nó rẻ mà lại tiện lợi nhất. Tuy nhiên chỉ khi bạn tới đó và trải nghiệm đi tàu điện ngầm thì bạn mới thấy được hết những điều mà chỉ có tàu điện Nhật Bản mới có. Chúng là gì vậy? Hãy cùng khám phá hệ thống tàu điện ngầm nhật bản nhé.
Hệ thống tàu điện dày đặc nối liền Tokyo với các tỉnh lân cận như Saitama, Ibaraki, Kanagawa… và tàu cao tốc (shinkansen) huyền thoại đã đem đến cho Nhật Bản một văn minh tàu điện, đánh dấu vào lịch sử nhân loại về một phương tiện giao thông và cách quản lý giao thông hàng đầu thế giới, khiến cả những nước vốn tự hào về văn hóa tàu điện như Nga, Pháp, Mỹ phải nể phục.
Tàu điện ở Nhật gồm loại tàu thường và tàu cao tốc. Tàu điện ngầm nhật bản thường hay còn gọi là tàu Local thường đỗ tại các ga mà nó chạy qua. Khoảng cách các ga trong thành phố chỉ cách nhau khoảng 1km và ngoại ô là khoảng 2,3 km. Tàu nhanh và tàu cao tốc thường chỉ dừng lại ở các ga lớn, tiết kiệm thời gian cho những người đi xa, đáp ứng tối đa nhu cầu đi lại của người dân Nhật Bản. Tàu siêu tốc Sinkansen là tàu chạy nhanh nhất trong các tàu thương mại. Tốc độ tàu điện ngầm Shinkansen là khoảng 300Km/h. Ngồi bên trong hành khách sẽ có cảm giác tai bị ù do tốc độ của tàu khá lớn. Do vận tốc cao nên giá cả của tàu Shinkansen cũng không thua kém vé máy bay, nhưng để đáp ứng nhu cầu tiết kiệm thời gian đi lại, Shinkansen vẫn là một phương tiện. được ưa chuộng với người dân Nhật Bản đặc biệt là tầng lớp thương gia.
Các loại tàu điện ở Nhật Bản
Local (kakueki-teisha or futsu-densha) : tàu dừng ở tất cả các chặng, có loại tàu đi nhanh và đi chậm. Ví dụ
Subway (MRT) : ở các thành phố lớn
Tàu chậm local ở nông thôn: giống đường sắt Việt Nam, cứ chầm chậm chầm chậm. Giá cũng hơi mắc, thường là phải mua gói Pass thì tốt hơn. Thời gian chạy lâu do dừng nhiều điểm.
Rapid (kaisoku) : tàu chạy tới các bến chính trong thành phố, hoặc nối giữa thành phố và các vùng ngoại ô. Giá không chênh so với tàu Local là mấy. Tàu có hay bị delay nếu đi các chặng tới vùng nông thôn. Cần cập nhật thời gian thường xuyên nếu đi tàu này ra ngoại ô.
Express(kyuko) : tương tự như tàu Rapid, dừng ở 1 số bến chính, nhưng tốc độ sẽ nhanh hơn. Một số chặng Rapid sẽ có thêm loại tàu Express, bạn đi tàu này giá cao hơn so với Rapid dù cùng tuyến và lịch trình
Limited Express (tokkyu) : chỉ dừng ở những bến chính (major stations). Tương tự như Express nhưng giá cao hơn, đi các tuyến dài, đa phần là hãng JR điều hành
Super Express (shinkansen) : được điều hành bởi JR (cty tàu lớn nhất Nhật bản). Các Trạm có riêng Ga đợi cho tàu Shinkansen. Chạy nối giữa các thành phố và khu dân cư lớn. Ví dụ từ Tokyo – Kyoto khoảng 2,5 tiếng – 3 tiếng. Có 2 loại Shinkansen là : KODAMA (dừng ở tất các cả trạm chính) và HIKARI (dừng ở các thành phố lớn). Do vậy HIKARI nhanh hơn nếu bạn đi chặng dài, còn đi chặng ngắn thì bạn đi KODAMA. Tốc độ gần như nhau, nhưng thời gian đến khác nhau số lượng dừng đỗ.
Lưu ý: cần check giờ tàu trước khi mua vé, đi sớm để tránh bị nhỡ tàu. JR không quản lý 2 loại tàu Siêu tốc NOZOMI / MIZUHO (2 cái này đi còn nhanh hơn cả HIKARI, nhưng giá cao hơn nhiều, ít ai chọn). Nếu xài thẻ JR pass thì bạn ko cần quan tâm loại này.
Những điều mà chỉ có tàu điện ngầm ở Nhật Bản mới có
Cực sạch sẽ
Luôn luôn có nhân viên hút bụi làm sạch tàu hoặc lau khử trùng tay vịn. Rất hiếm thấy thùng rác và mọi người luôn có ý thức giữ rác bên mình để vứt đúng nơi cần vứt. Trong sân ga, trên tàu những những âm thanh du dương như tiếng chim hót hoặc nhạc thiên nhiên phát qua hệ thống loa.
Cực an toàn
Có rất nhiều dòng kẻ được làm mới và in đậm để lưu ý người đi đứng đúng khoảng cách an toàn với tàu. Ở những nhà ga cũ, sẽ luôn có nhân viên đảm bảo mọi người đứng sau vạch vàng khi tàu đến và rời ga. Vào giờ cao điểm, sẽ có những hàng rào nhân viên đứng giang tay đễ giữ cho hành khách di chuyển hiệu quả và an toàn tối đa.
Cực kỳ trật tự
Ngay cả vào giờ cao điểm, khi các sân ga đang kẹt cứng người thì cũng không có sự hỗn loạn. Hành khách đứng chờ sau một vạch kẻ và sẽ chỉ bước lên tàu khi người cuối cùng trong tàu bước xuống. Các hệ thống thang cuốn lên xuống có chỉ dẫn rõ ràng và mọi người tuyệt đối tuân thủ.
Không có ô nhiễm tiếng ồn
Hầu như bạn sẽ không nghe thấy một tiếng nói chuyện qua điện thoại di động (hoặc sẽ có hành khách nào đó thì thầm: “Xin lỗi, tôi không thể nói chuyện, tôi đang trên tàu điện ngầm”.
Luôn luôn đúng giờ
Nếu các bạn vượt qua các điều kiện tuyển lao động Nhật Bản tới đây làm việc chỉ cần chú ý sát một chút sẽ thấy rất nhiều người ngủ trên các chuyến tàu, nhưng đột nhiên, họ thức giấc và bước xuống đúng ga nơi đoàn tàu chuẩn bị dừng. Làm sao họ biết được điều này? Các chuyến tàu điện ngầm chạy theo một lịch trình nghiêm ngặt và hành khách có thể thiết lập những báo động trên điện thoại của họ. Sau đó nó đổ chuông trong tai nghe của họ và báo họ thức giấc, xuống đúng ga mình định xuống.
Không nhường ghế
Khoang tàu điện nào cũng có hai hàng ghế (6-8 chỗ tùy tàu) giành cho những người già, bệnh tật, phụ nữ có thai… Nhưng đôi lúc những chiếc ghế này vẫn “bị chiếm”. Đã lên tàu là bạn đứng hay ngồi là tùy thuộc vào số lượng khách đi tàu.
Người Nhật hiếm khi nhường ghế cho những người khác. Đơn giản họ cho rằng không muốn làm phiền người khác và người già thì họ nghĩ họ chưa vô dụng đến mức phải nhường.
Nhưng nếu bạn có chỗ ngồi và nhường cho một người già, hoặc phụ nữ có thai tất nhiên họ cũng sẽ cám ơn bạn. Nếu họ không sử dụng, bạn cũng đừng ngạc nhiên nhé, bởi chuyện đó hết sức bình thường ở Nhật Bản.
Dịch vụ đẩy khách
Đây là một điều hết sức thú vị khi bạn đi tàu điện tại Nhật. Để tránh tình trạng quá đông người và không thể đóng cửa tàu điện làm gián đoạn thời gian xuất phát, khi tàu chuẩn bị khởi hành sẽ có một đội ngũ nhân viên với nhiệm vụ chính là đẩy khách. Họ sẽ đẩy bạn để có thể vừa khít để đóng cửa tàu điện, cơ mà khuyến cáo nếu bạn yếu và có chiệu chứng khó thở thì tốt nhất hãy lên sớm hoặc là đợi chuyến sau nhé.
Ngoài ra, thời gian trên tàu điện còn được người Nhật sử dụng để tranh thủ đọc sách, báo, trang điểm, thậm chí nhiều doanh nhân còn mang máy tính xách tay để làm việc, tận dụng thời gian rỗi trên tàu.
Tàu điện ở Nhật không chỉ là đặc trưng của sự phát triển công nghệ của nuớc Nhật, mà còn là nơi bạn có thể quan sát tổng thể văn hóa hiện đại và thói quen sống của người dân Nhật Bản. Để sang được Nhật làm việc thì không chỉ ngoài năng lực của bản thân các bạn còn phải bỏ ra một khoản chi phí đi xuất khẩu lao động Nhật Bản nữa nếu muốn tìm hiểu văn hóa Nhật Bản, hãy lên tàu điện và quan sát – chỉ với một khoảng thời gian ngắn thôi, bạn vẫn có thể hiểu ra nhiều điều về Nhật Bản đấy.
Hướng dẫn cách đi tàu điện Nhật Bản
Để biết chi tiết cách đi tàu điện tại Nhật Bản các bạn có thể tham khảo: TẠI ĐÂY
Kết lại, chúng ta có thể thấy hệ thống tàu điện ở Nhật Bản đã trở thành một biểu tượng văn hóa đặc trưng, đồng thời còn thể hiện sự phát triển mạnh mẽ về giao thông và công nghệ ở xứ Mặt Trời mọc này.
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người lao động quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018