Mục lục
Bạn nghĩ động đất, sóng thần ở Nhật Bản đáng sợ tới mức nào? Chắc có lẽ chỉ có những người sống chung với động đất và sóng thần, hằng ngày đối mặt với thiên tai sẽ trả lời câu hỏi này một cách chính xác nhất.
- Thời tiết, khí hậu Nhật Bản và vẻ đẹp theo mùa của dất nước Nhật Bản
- Một số lưu ý khi sử dụng xe đạp tại Nhật Bản
- Những điều không nên bỏ qua nếu muốn sống dư giả tại Nhật – Phần 2
Trong những năm gần đây, trên thế giới ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng động đất, sóng thần với mức độ ngày càng tăng và kèm theo đó là thiệt hại cả về người lẫn của không thể ước đoán được. Hãy tưởng tượng thử xem, một đất nước luôn tồn tại những thảm họa nói trên sẽ ra sao, chắc bạn nghĩ đất nước đó sẽ kém phát triển về kinh tế, ít người sinh sống và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn… có thể đúng, nhưng có một quốc gia hoàn toàn ngược lại, một quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 3 trên thế giới, có mật độ dân số khá đông 340 người/km2 và chất lượng cuộc sống thuộc nhóm nước có chất lượng cao. Đất nước tôi đang nói đến chỉ có thể là Nhật Bản. Hãy cùng tìm hiểu về những điều mà chỉ người Nhật mới làm được để sống chung cùng với các thảm họa từ thiên nhiên này nhé!
I. Vì sao nước Nhật lại xảy ra nhiều trận động đất và sóng thần?
Nhật Bản là một quốc gia có vị trí địa lý đặc biệt, nằm ở phía đông của Châu Á và phía tây của Thái Bình Dương, hợp thành từ bốn quần đảo nên bao quanh sứ sở mặt trời mọc này toàn là nước và biển cả. 73% diện tích là đồi núi, Nhật bản với địa hình không mấy được thiên nhiên ưu đãi, những ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động với núi Phú Sĩ cao chọc trời mang đến nhiều nguy cơ và hiểm họa đe dọa cuộc sống con người nơi đây.
Mỗi năm Nhật Bản phải gánh chịu khoảng 20% (tức khoảng hơn 126.000 các trận động đất lớn nhỏ, theo bộ xây dựng NB) các trận động đất trên toàn cầu, trung bình cứ 4 phút xảy ra một trận động đất ở Nhật . Các trận động đất nhỏ xảy ra như cơm bữa và ở nhật bản từng chứng khiến các trận động đất có cường độ trên 6 độ richter.
Ví dụ như trận động đất Kanto xảy ra ở Tokyo năm 1923, mạnh 7.9 độ richter làm 140.000 người thiệt mạng; một trận động đất khác vào năm 1995 với tên gọi là Hanshin – Awaji (hay còn gọi là Kobe) xảy ra ở thành phố Kobe, số người thiệt mạng là 6.427 người, hơn 40.000 ngàn người bị thương và hơn 400.000 ngôi nhà bị sập, cháy và hư hại; mới đây nhất là hồi tháng 3/2011, trận động đất mạnh 9 độ richter tạo ra cơn sóng thần cao 14m nhấn chìm nhà máy điện hạt nhân của đất nước này, thiệt hại gây ra là không kể siết, vô cùng nghiêm trọng. Các số liệu trên cho thấy, con người nhật bản hằng ngày phải đối mặt với hiểm nguy, đối mặt với tử thần, sóng thần và động đất có thể tới bất cứ lúc nào không ai có thể dự đoán trước được. Tuy nhiên người dân Nhật Bản họ lại không hề sợ hãi trước những điều này.
II. Cách người Nhật đương đầu với Động Đất và Sóng Thần
Để đối phó với động đất và sóng thần thường xuyên xảy ra như vậy, chính phủ nhật bản đã có những chính sách trong việc phòng chống động đất và sóng thần nhằm hạn chế thiệt hại cả về người và của. Các công trình kiến trúc ở Nhật bản được xây dựng theo một chế độ nghiêm ngặt dưới sự quản lý của các cơ quan chuyên trách, các công trình phải được xây dựng theo tiêu chuẩn bậc nhất quốc tế, có thể chịu được các tác động của các trận động đất mạnh. Tấc cả điều kiện trong việc xây dựng là rất cần thiết trong điều kiện tự nhiên không mấy ưu đãi cho nhật bản.
“Lửa thử vàng, gian nan thử sức”: Chính trong cơn bi cực, trong những giây phút đen tối nhất của cuộc đời lại là lúc người nhật chói sáng tinh thần cao quý của họ. Các bạn sống và làm việc tại Nhật chắc sẽ phần nào cảm nhận được cách mà người Nhật vượt lên sự khốc liệt của thiên nhiên nơi đây.
Nó khác xa với tâm lý lo lắng và bị động của người Mỹ với siêu bão Sandy. Chính tờ báo Mỹ Washington Post đã tìm thấy được 4 bài học mà người Nhật chịu đựng với những cơn sóng thần ở Nhật mà thế giới cần phải thuộc nằm lòng để ứng phó với động đất và sóng thần.
1. Tính sẵn sàng.
Các nhà trường và tòa nhà văn phòng tại Nhật Bản thường xuyên tổ chức diễn tập đối phó với động đất và sóng thần. Thủ tướng nhiều lần tham gia như một cách để nhắc nhở mọi người về tính chất cần thiết của việc diễn tập.
2. Hệ thống cống “khổng lồ”.
Khu Edogawa ở thủ đô Tokyo vừa cung cấp những bức ảnh về hệ thống cống trong khu vực. Thoạt nhìn, nó rất giống cảnh tượng trong những việc khoa học viễn tưởng. Hệ thống cống cao 25m và kết nối với đường cống dài 6,5km. Nhờ đó, khu vực này gần như không bị ngập lụt vì hệ thống này có thể chứa tới 80% lượng nước của những cơn bão lớn.
3. “Hòa nhịp” với động đất, sóng thần.
Các tòa nhà chọc trời của Nhật Bản được đánh giá là kiên cố và an toàn bậc nhất thế giới khi vừa chịu đựng được động đất vừa chịu được những trận gió mạnh. Các móng nhà này đương nhiên được làm rất sâu, song quan trọng ở chỗ là kết cấu móng theo kiểu hấp thụ sốc để tòa nhà có thể di chuyển và lắc lư với động đất và gió mạnh. Kết cấu này thay đổi căn bản với cách chống lại sức mạnh tàn phá của động đất và sóng thần trước đây giúp các tòa nhà an toàn hơn.
4. Vượt qua nỗi sợ thảm họa động đất, sóng thần.
Không ai có thể so sánh mức độ lo sợ về bão lớn của người dân Nhật với các nước khác nhưng có một thứ thấy rõ nhất là họ có sự chuẩn bị khá kỹ. Họ tính phương án thoát hiểm, sửa chữa nhà cửa vững chắc, chính sách bảo hiểm. Người Nhật hiếm khi phó mặc cho số phận, bỏ nhà cửa ra đi trước khi bão tới mà luôn tìm cách gia cố mọi thứ vững chắc để “đón” bão. Hơn nữa dù cho cơn bão đã đi qua, dẫu biết là thiệt hại về của cải là rất lớn nhưng người Nhật họ luôn bình tĩnh, luôn cùng giúp đỡ lẫn nhau để cùng vượt qua khó khăn và thử thách của thiên nhiên.
Một lần nữa cả thể giới phải ngả mình khâm phục trước tinh thần của người Nhật một tinh thần bất diệt không bao giờ phó mặc cuộc đời với số phận. Các bạn tu nghiệp sinh hãy nhớ nhé khi các bạn bỏ ra một khoản chi phí xuất khẩu lao động Nhật Bản để tới nơi đây làm việc. Ngoài việc kiếm tiền ra cùng với đó các bạn hãy học cách sống hòa đồng và học cách vượt lên khó khăn thử thách của cuộc sống nhé. Sẽ là những hành trang rất quý báu mà không sách vở nào có thể dạy các bạn được đâu.
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người lao động quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018