Mục lục
Chuông gió Nhật Bản – Furin: Một âm thanh rất quen thuộc với người dân Nhật Bản từ ngàn đời nay là tiếng chuông gió vào một sớm tinh sương.
- Những điều kỳ lạ ở Nhật Bản, khó tin nhưng 100% có thật!
- Top 6 địa điểm tại Nhật không hề nổi tiếng nhưng lại đẹp “Ngất Ngây”
- Sự thật khó tin: Hoa Anh Đào không phải quốc hoa của Nhật Bản
Khi nhắc đến mùa hè Nhật Bản, người ta thường nghĩ ngay tới lễ hội Hanabi (pháo hoa), cảnh bình minh, kem đá bào, và hẳn nhiên, không thể thiếu được hình ảnh của chiếc chuông gió (Furin) vô cùng long lanh, với những âm thanh độc đáo.
Lật lại những trang tranh truyện Doraemon, rất dễ nhận ra những chiếc chuông gió Nhật Bản luôn hiện hữu trong nhà của Nobita và các bạn. Tác gia Fujiko đã quá khéo trong việc lồng ghép văn hóa Nhật Bản qua từng trang vẽ. Vậy chiếc chuông gió ấy đóng vai trò như thế nào trong văn hóa người dân Nhật Bản? Các bạn hãy cũng công ty xuat khau lao dong nhat ban khám phá nhé.
Chuông gió Nhật Bản, những âm thanh vui tai mà mang lại sự bình an
Tiếng chuông gió là một trong những âm thanh người Nhật rất yêu thích. Furin chủ yếu làm bằng thủy tinh, kim loại hay gốm, và khi được treo lên, gặp gió, trái cầu nhỏ xíu lủng lẳng bên trong thân chuông va chạm vào thành chuông, tạo nên những âm thanh dễ chịu.
Người Nhật tin tưởng rằng âm thanh leng keng của những chiếc chuông gió có thể xua đuổi tà ma nên thời xa xưa, chuông gió Nhật thường được treo ở mái hiên của các ngôi chùa , nhằm xua đuổi tà ma. Sau đó, việc sử dụng chuông gió được phổ biến rộng rãi hơn. Ngày nay, người ta hay treo nó ở trước hiên nhà, cửa sổ, nơi có gió để chuông phát ra tiếng kêu. Người Nhật còn cho rằng, tiếng kêu của chuông gió xoa dịu cái nóng của trưa hè, kích thích thính giác, và có thể gọi gió đến vào những buổi trưa hè nóng bức.
Chuông gió Nhật Bản Furin xuất hiện tại Nhật Bản từ bao giờ?
Chuông gió có nguồn gốc từ Ấn Độ. Vào thế kỉ thứ 6, những chiếc chuông này được sử dụng rộng rãi tại các chùa chiền ở nơi đây. Sau này, chuông gió du nhập vào Trung Quốc. Tại Nhật Bản, chuông gió xuất hiện từ thời Edo và có tên gọi là Furin. Chuông gió còn được coi là biểu tượng của sự may mắn trong văn hóa Á châu và được dùng trong phong thủy như một thứ bùa cầu may.
Tiền thân của chuông gió furin được cho là một loại chuông có tên là Futaku (nghĩa là Chuông treo) đã từng được dùng trong chùa đạo Phật ở Trung Quốc và cũng có trong thời kỳ Kamakura (1912 – 1933). Nhiều người dân dưới thời Muromachi (Chiến quốc – 1336 đến 1573) đã thích nghe tiếng furin.
Thời Edo (1603 – 1867), những người bán rong để Furin ở trong những bao hàng vác trên vai đã khởi đầu cho sự lan truyền phong tục Nhật Bản này trên khắp nước, thêm vào mùa hè Nhật Bản một nét quyến rũ đầy mê hoặc. Thật thú vị, mặc dù đến từng nhà chào hàng là chuyện đương nhiên với những người bán rong bình thường, nhưng những người bán furin không cần phải thế. Âm thanh dễ chịu của chuông gió thu hút sự chú ý của mọi người trong suốt hành trình. Người bán rong chuyển từ thị trấn này đến thị trấn khác, vì thế việc sử dụng Furin trở nên phổ biến ở khắp mọi nơi. Chiếc chuông furin của thời kỳ Edo – gọi là Edo-Furin, được trang trí bằng họa tiết sơn đã trở thành đại diện cho chuông gió Nhật hiện đại.
Ngày nay, các nét văn hóa truyền thống của Nhật Bản vẫn được tìm thấy trong furin. Các thiết kế điển hình nhất của furin là “kingyo” hoặc cá vàng. Trong thế kỷ 16, Nhật Bản nhập khẩu khá nhiều furin của Trung Quốc, người Nhật đã học được cách để làm giống chúng, và ngày nay có hơn 20 loại khác nhau của cá chép Nhật Bản. Mặt hàng này được Nhật Bản xuất khẩu hàng đầu tại Hoa Kỳ.
Chuông gió cũng có thể được làm nhỏ hơn để treo trên lò sưởi Nhật Bản được biết đến như là “irori”, chuông gió hình vuông có 4 chân mở. Dây để treo được gọi là “jizaikagi”. Kể từ khi các ngôi nhà đã trở nên hiện đại hơn, rất khó để tìm thấy irori và jizaikagi. Vì vậy, khi nhìn thấy chúng, nó gợi lại cho những người yêu thích chuông gió Nhật Bản rất nhiều nỗi nhớ.
Chuông gió Nhật Bản đặc biệt hơn so với các nước khác khi nó được làm bằng thủy tinh với những họa tiết trên chuông được vẽ trong suốt. Mỗi chiếc chuông nhỏ đều có mảnh giấy cứng treo bên dưới. Trên mảnh giấy có thể là những lời chúc may mắn, cầu bình an, có thể là những bài thơ ngắn.
Ngày nay, chất liệu làm những chiếc furin đa dạng hơn từ gốm, sứ, kim loại… Hoạ tiết trang trí trên mỗi chiếc chuông gió cũng rất đặc sắc từ các hình ảnh con vật cây cỏ gần gũi thiên nhiên đến các hình tượng vị thần như thần Ebisu (thần may mắn, thần hộ mệnh cho sức khoẻ và trẻ nhỏ, thần Daukoku (thần tài, giữ an lành cho nhà cửa), thần Mame-Danuki (biểu tượng của sự khôn lanh, vui vẻ, biến hoá tài tình), chuông gió furin Nhật Bản luôn đậm đà tính nghệ thuật và mang 1 ý nghĩa tâm linh vô cùng sâu sắc.
Khi người con gái Nhật (con trai) nhận được chiếc chuông gió và treo nó lên nơi hướng về ánh sáng và có nhiều gió nhất khi nó phát ra âm thanh thì nó là bản nhạc của tình yêu và ý của người tặng đó là anh sẽ luôn bên em (hay em sẽ luôn bên anh). Ngoài ra theo quan niệm của phương đông và truyền thuyết về tình yêu thì chiếc chuông gió sẽ gắn kết tình yêu hai người mãi mãi khi một người trong hai người lạc mất nhau người con gái sẽ rung lên từng hồi chuông để chỉ đường dẫn lối cho người con trai trở về.
Ở Nhật Bản có 1 ngày hội dành riêng cho những chiếc chuông gió, được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 hằng năm tại đền thờ Kawasaki Daishi và là sự kiện thu hút du khách đông thứ 2 của Nhật. Với một mức chi phí đi Nhật không quá lớn tại đây bạn có thể chiêm ngưỡng hình dạng phong phú và thưởng thức âm thanh của hàng nghìn chiếc chuông gió của người Nhật sưu tầm từ khắp nước. Ước tính, có đến 25.000 chiếc Furin được bày bán ở đây cơ đấy!
Bạn thấy đó, chuông gió Nhật Bản không chỉ là một thứ đồ chơi mà nó còn là giai điệu của người Nhật, là truyền thống văn hóa có từ lâu đời của xứ sở Phù Tang. Không chỉ mỗi chuông gió đâu, tại Nhật Bản còn nhiều thứ rất tuyệt vời đang chờ bạn tới khám phá nữa đó!
Tham khảo thêm một số thông tin về Nhật Bản được nhiều người lao động quan tâm:
Tỷ giá tiền Nhật Bản hôm nay và ý nghĩa các hình ảnh được tin trên tiền Nhật Bản
Xem giờ hiện tại ở Nhật Bản, Việt Nam cách nhật bản mấy giờ?
Xem bản đồ chi tiết các tỉnh và thành phố của Nhật Bản
Tìm hiểu chi tiết về các tỉnh, thành phố của Nhật Bản
Top những bộ phim học được Nhật Bản nên xem một lần trong đời khi còn trẻ
Tìm hiểu về những nết đặc sắc trong nghệ thuật gấp giấy Origami của người Nhật
Tìm hiểu về bộ kimono trang phục truyền thống lâu đời của xứ sở hoa Anh Đào
10 thông tin quan trọng về xuất khẩu lao động Nhật Bản năm 2018 mà người lao động nên biết
Bảng giá chi phí xuất khẩu lao động Nhật bản mới nhất năm 2018